Để đi XKLĐ Nhật bạn cần có tiêu chuẩn sức khoẻ

Trước khi tham gia xuất khẩu lao động tại bất kỳ quốc gia nào người đó cần phải thăm khám và được cấp giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện đi XKLĐ. Với mỗi quốc gia khác nhau thì tiêu chuẩn khám sức khỏe sẽ khác nhau. Vậy để có thể tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản vui lòng đến văn phòng ANDUONGGLOBAL gần nhất để được tư vấn điều kiện sức khỏe như thế nào?

Các trường hợp sức khỏe không được đi XKLĐ Nhật Bản

  • Nếu như trên cơ thể bạn có hình xăm, bạn sẽ không được tham gia chương trình XKLĐ Nhật Bản. Trong trường hợp này bạn bắt buộc phải ký cam kết sẽ xóa hình xăm sau khi thi đỗ đơn hàng tại công ty.
  • Người lao động bị dị hình, dị tật, cụt 1 trong 10 ngón tay, bị chàm (đỏ, đen) trên khuôn mặt … cũng sẽ không đạt yêu cầu và không được tham gia XKLĐ Nhật Bản.
  • Người lao động bị khuyết tật về chân tay (hình thành sau khi bị gãy xương), hoặc từng phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cũng không đạt yêu cầu về sức khỏe XKLĐ
  • Tất cả các trường hợp không cho ra kết quả sức khỏe đạt tiêu chuẩn(kể cả khi dấu bệnh viện “đủ điều kiện sức khỏe”) thì không thể đi XKLĐ Nhật Bản

5 điều cần biết về khám sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản

Đi khám sức khỏe vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?

Người lao động nên đi khám vào buổi sáng, vào buổi sáng số lượng người khám sức khỏe sẽ ít hơn các thời điểm còn lại, các bạn sẽ không phải chen lấn, xô đẩy và thủ tục cũng sẽ nhanh chóng hơn. Với những bạn ở xa, khi khám vào buổi sáng sau đó về công ty hoàn thành nốt thủ tục có thể bắt xe về ngay trong ngày sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian của các bạn.

Bên cạnh đó tại bệnh viện có rất nhiều cò mồi, lôi kéo người lao động phải bỏ tiền để tham gia khám sẽ được nhanh chóng và tốt hơn, người lao động phải cực kì cảnh giác với các loại đối tượng này. Chỉ tuân theo hướng dẫn của cán bộ tư vấn và bác sĩ. Thông thường người lao động chỉ mất từ 2-3 tiếng để khám toàn bộ sức khỏe yêu cầu.

Trước khi đi khám sức khỏe XKLĐ Nhật Bản cần chuẩn bị những gì?

Khi đi khám sức khỏe XKLĐ Nhật Bản thì mọi người lao động cần mang theo ảnh cỡ 4×6 và cần chú ý những vấn đề sau:

  • Không nên ăn, uống sữa hoặc các loại nước ngọt, nước tăng lực trước khi đi khám sức khỏe nếu bạn đi khám vào buổi sáng.
  • Nên uống nhiều nước lọc, đối với nữ thì không nên ăn trứng trước khi đi khám vì nó sẽ làm sai lệch kết quả.
  • Nếu bạn ở xa phải di chuyển bằng xe bus hoặc xe khách thì tuyệt đối không nên uống thuốc say tàu xe.
  • Trước 1 ngày khám sức khỏe XKLĐ tuyệt đối không uống rượu bia, thức đêm, hút thuốc hoặc không được làm tổn hại sức khỏe.
  • Nếu bạn đang trong thời gian ốm, suy nhược cơ thể cũng không nên đi khám.

Khám sức khỏe XKLĐ Nhật Bản bao gồm khám và xét nghiệm gì?

Người lao động đăng kí tham gia XKLĐ Nhật Bản khi đi khám sức khỏe sẽ phải khám tổng thể toàn bộ sức khỏe của mình:

  • Đo thị lực, thính lực của ứng viên
  • Khám nội, khám ngoại
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, viêm gan A, viêm gan B, viêm gan C, công thức máu, các bệnh truyền nhễm HIV, giang mai.
  • Xét nghiệm nước tiểu: morphin, chuẩn đoán thai sớm, tiểu đường.
  • Điện tâm đồ
  • Chụp X-quang phổi.

Các vấn đề phát sinh khi khám sức khỏe xklđ Nhật Bản

Khi người lao động tham gia khám sức khỏe tổng quát có rất nhiều các vấn đề phát sinh xảy ra. Phòng khám đã đưa ra các vấn đề và hướng giải quyết cụ thể giúp bạn có thể nắm rõ được sau đây:

Về chiều cao, cân nặng

Đa số người lao động sang Nhật Bản thì đối tác thường đòi hỏi về vấn đề chiều cao: lao động nam >1m60, nữ >1m50, cân nặng thì không yêu cầu cụ thể nhưng nhìn chung phải khỏe mạnh, không được gầy ốm quá, cũng không béo phì.

Thông thường có rất nhiều bạn thắc mắc là kết quả chiều cao của mình thường bị thấp đi 1-2cm, nếu có bị như vậy các bạn tự kiểm tra lại chiều cao nếu đúng là bị thấp thì có thể yêu cầu khám lại để có kết quả chính xác nhất.

Các bệnh về mắt

Thị lực: thường thì bệnh viện se đo thị lực theo thang 10 điểm. Mắt được coi là tốt khi thị lực được 8/10 trở lên. Một số bạn sau khi khám bị kết luận mắt kém, mặc dù các bạn từ trước đến nay không có vấn đề gì về mắt.

Nếu gặp phải trường hợp như vậy có khả năng mắt các bạn đã kém mà không biết hoặc do đi lại, chờ đợi trong lức khám sức khỏe, ăn uống không tốt dẫn đến lúc đó bị “hoa mắt” nhìn kém đi, hoặc đơn giản do nhiều bạn mất bình tĩnh khi bác sĩ yêu cầu đọc bảng chữ cái để kiểm tra thị lực nên đọc sai kết quả.

Giải pháp: Bình tĩnh khi khám thị lực, nếu kết quả cho thấy mắt có vấn đề có thể đề nghị được khám lại để ra kết quả chính xác nhất. Nếu khám lại mà không được có thể xin đơn thuốc điều trị cho thị lực tốt hơn. Trường hợp xác định là cận thực sự thì tùy theo yêu cầu của đơn hàng XKLĐ mà có quyết định tiếp theo.

Mù màu: Đây là bệnh lý liên quan tới khả năng phân biệt màu sắc của mắt, có bạn lao động bị mù một màu hoặc nhiều màu. Thường thì mù màu vẫn được kết luận là đủ sức khỏe đi XKLĐ Nhật Bản, sẽ kèm vào trong form sức khỏe là các bạn bị rối loạn sắc giác. Bệnh này thường là không chữa được, tuy nhiên để đi lao động tại Nhật Bản đây là yếu tố không bắt buộc với mọi đơn hàng.

Loạn thị: loạn thị làm mờ tầm nhìn ở mọi khoảng cách. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Tùy theo kết luận của bác sĩ chuyên môn mà ứng viên phải chọn điều trị khắc phục như dùng kính hoặc phẫu thuật.

Bệnh truyền nhiễm hoặc mãn tính

Tùy theo các loại bệnh mắc phải mà lao động sẽ được tư vấn đi chữa trị, hoặc bị từ chối cho ra kết quả sức khỏe để đi XKLĐ:

HIV và viêm gan B: Sẽ không được chấp nhận đi xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Một số bệnh xã hội, bệnh ngoài da,… thì có thể chữa được khi đi khám XKLĐ phát hiện ra.

Bệnh mãn tính và liên quan tới nội tiết (tiểu đường, viêm phổi, men gan cao,…) có thể điều trị, hết liều theo chỉ định của bác sĩ lên khám lại, nếu hết bệnh hoặc các chỉ số trong diện cho phép sẽ được cấp chứng nhận đạt sức khỏe tham gia XKLĐ Nhật. Đối với trường hợp nặng quá điều trị nhiều lần không khỏi thì người đó nên đi khám và chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên ngành.

Người lao động đã có tiền sử lao phổi sẽ không được cấp giấy chứng nhận sức khỏe đi XKLĐ

Người lao động có bệnh mãn tính về tim, hệ tuần hoàn thì phụ thuộc vào kết luận của bác sĩ chuyên môn xem có hay không được cấp chứng nhận đủ sức khỏe. Các trường hợp cụ thể sẽ được khám lại, hoặc hướng dẫn điều trị, hoặc bị loại.

Chị em phụ nữ có thai sẽ không được cấp chứng nhận sức khỏe, hoặc được yêu cầu khám lại nếu kết quả sai lệch do liên quan đến sinh lý nữ.

Để tư vấn rõ ràng về các thủ tục đi XKLĐ vui lòng liên hệ :

CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG NHÂN LỰC TẬP ĐOÀN AN DƯƠNG
Trụ sở chính và cơ sở đào tạo:  09 Nguyễn Hữu Khiếu, Phường Đông Lương, TP Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị, Việt Nam
– TEL: +84-779 468 868
– HOTLINE: +84-357 056 056
– EMAIL: info@anduongglobal.com
– Mã số thuế: 3200728088

 

Rate this post

Trả lời